Bài viết
Truyền thông Mỹ phân tích yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch
Truyền thông Mỹ phân tích yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch
Lượt xem: 11180
Ngày đăng: 20/05/2021
Truyền thông Mỹ phân tích yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam vượt qua đại dịch
Nguyên nhân là do nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tăng mạnh. Đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới đã thúc đẩy ngành may mặc Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất PPE.

Forbes dẫn báo cáo của Bộ Công Thương cho biết Việt Nam hiện có hơn 6.000 nhà máy dệt may với khoảng 3 triệu lao động. Khi đại dịch lây lan và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đi xuống, ngành dệt may Việt Nam cũng chứng kiến các đơn hàng ít hơn. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, ngành này ghi nhận tăng trưởng âm.

Ban đầu, Chính phủ Việt Nam hạn chế xuất khẩu những sản phẩm như khẩu trang để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước trong giai đoạn đại dịch. Tuy nhiên, sau khi các hạn chế được dỡ bỏ vào tháng 3/2020, các nhà sản xuất Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 1,2 tỷ chiếc khẩu trang sang Bắc Mỹ, châu Âu và các nước châu Á.

Trong bối cảnh đại dịch, công ty Vietnam Goods and Export (VGE) cùng nhiều công ty khác đã chuyển từ sản xuất hàng may mặc sang sản xuất khẩu trang vải.

Forbes dẫn lời người sáng lập của VGE cho biết, từ đầu năm 2020, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển sang sản xuất khẩu trang khi thấy nhu cầu đối với sản phẩm này tăng mạnh. Ông nhấn mạnh "dù đã triển khai vaccine, người dân vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang bởi việc triển khai vaccine còn chậm và vẫn còn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Vaccine có hiệu quả, nhu cầu đối với khẩu trang sẽ đi xuống vào gần cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ giờ đến lúc đó, đây vẫn là ngành công nghiệp "khổng lồ’”.

Forbes dẫn lời người sáng lập công ty VGE khẳng định “Việt Nam chắc chắn trở thành ngôi sao sáng trong ngành thương mại PPE toàn cầu trong năm 2020".

Theo: Thu Hằng (TTXVN)